InFloor

Awesome Image

Tổng hợp các loại sàn công nghiệp

9 Tháng Sáu, 2022 0 Comments tin-tuc

Khi nói đến sàn công nghiệp, thì điều đầu tiên cần quan tâm là độ cứng, khả năng chịu được tác động của hoá chất, khả năng chống mài mòn của sàn, cũng như độ chịu tải của nó. Các loại sàn công nghiệp khác nhau sẽ có các đặc tính cũng như khả năng chống chịu chênh lệch nhau, vì vậy việc hiểu rõ các loại sàn công nghiệp cũng như tính chất của nó là rất quan trọng cho các công ty cũng như các đơn vị thi công nhằm đem đến những lựa chọn tốt nhất theo nhu cầu sử dụng của công ty
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về các loại sàn công nghiệp cũng như các khu vực phù hợp với từng loại, là góc nhìn sơ bộ về sàn công nghiệp cho khách hàng.

Sàn công nghiệp là gì 

Sàn công nghiệp là loại sàn liền mạch được sử dụng trong các hoạt động sản xuất công nghiệp có khả năng chống mài mòn, chịu được va đập mạnh, kháng hoá chất, chống trơn trượt,…Với sàn bê tông thông thường sẽ chỉ có màu xám nhạt đặc trưng của bê tông, tuy nhiên hiện nay để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất , chế biến thực phẩm hay dược phẩm, thì sàn công nghiệp đã có thêm các loại sơn sàn phụ trợ cho điều đó, đồng thời các loại sơn này cũng đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ cho chủ đầu tư với nhiều màu sắc khác nhau.

Các loại sàn công nghiệp

Có nhiều loại sàn công nghiệp khác nhau, tại Infloor chúng tôi cung cấp các giải pháp sàn công nghiệp tốt nhất, độ cứng tốt, độ bền cao, dễ bảo dưỡng. Dịch vụ của Infloor đem đến những sàn công nghiệp phù hợp với nhiều mô hình công trình, từ xưởng xí nghiệp đến những trung tâm thương mại, nhờ vào yếu tố màu sắc hiệu ứng đa dạng. 

1. Sàn bê tông tăng cứng đánh bóng


Đây là quá trình làm tăng độ cứng cho sàn bê tông hiện hữu nhằm giảm thiểu thiệt hại bởi các tác động vật lý làm hư hỏng bong tróc bề mặt sàn. Quy trình thi công của sàn bê tông tăng cứng đánh bóng gồm có quá trình mài phẳng bề mặt bê tông hiện hữu ( có thể mài đến lớp đá của bê tông tạo bề mặt đá đẹp mắt hơn), sau đó sử dụng hoá chất làm tăng độ cứng cho lớp bê tông này và cuối cùng là đánh bóng bề mặt.
Sàn bê tông tăng cứng đánh bóng là một trong những loại sàn phổ biến nhất hiện nay nhờ vào giá thành rẻ, thời gian thi công nhanh, đồng thời vẫn đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của sàn công nghiệp như : độ cứng cao,  giảm bám bụi, dễ vệ sinh, thời gian sử dụng dài… Tuy nhiên với sàn bê tông tăng cứng đánh bóng thì thường sẽ không đạt được các yếu tố về thẩm mỹ cho công trình, màu không đều, không che được các khuyết điểm có sẵn, thường có vết nứt rạn đồng thời loại sàn này không sử dụng cho khu vực có nước .
Sàn bê tông tăng cứng đánh bóng với chi phí thấp phù hợp với các nhà xưởng , trường học, nhà xe, trung tâm thương mại,….

2. Sàn Epoxy


2.1 Sàn Epoxy hệ lăn

Đây cũng là một trong những loại sàn công nghiệp đáp ứng được cả nhu cầu thẩm mỹ lẫn chi phí thấp cho các cơ sở sản xuất. Với sàn Epoxy hệ lăn,  quá trình thi công gồm công đoạn mài phẳng tạo nhám loại bỏ lớp bụi bê tông , sau đó phủ lớp lót , sau đó đến phủ 2 lớp epoxy. Mỗi lớp cần có thời gian chờ là 8 tiếng.
Ưu điểm của sàn Epoxy là chi phí thấp, đáp ứng được các tiêu chí như , chống hoá chất bụi bẩn, có nhiều màu sắc đa dạng và có độ che phủ cao. Tuy vậy, sàn epoxy hệ lăn thì có thời gian sử dụng ngắn, dễ bị bong tróc, và chỉ chịu được tải nhẹ.
Sàn epoxy hệ lăn có thể sử dụng ở các khu xưởng có tải nhẹ, như xí nghiệp may, dệt, trường học, bệnh viện…

2.2 Sàn Epoxy hệ tự san 

Đây là hệ sàn cao cấp hơn hệ sàn epoxy lăn, quy trình thi công của hệ sàn này tương tự như hệ lăn, tuy nhiên lớp epoxy của hệ tự san sẽ dày hơn  ( có độ dày 1-10mm) . Điểm cộng của hệ sàn này so với epoxy hệ lăn là dày cứng hơn, dễ vệ sinh. Dù vậy hệ sàn này vẫn chưa khắc phục được nhược điểm là khó bảo trì. Hệ sàn này khuyến khích sử dụng ở khu vực chịu tải trung bình.

2.3 Sàn Epoxy hệ vữa


Gọi là sàn epoxy hệ vữa vì lớp chính của sàn là lớp vữa gốc Epoxy làm tăng thêm độ cứng cũng như độ bám cho sàn. Quy trình thi công của sàn này gồm 4 bước : đầu tiên là xử lý lớp bê tông nhằm tạo độ nhám cho sàn và bóc tách những chỗ sàn bị hư hỏng, sau đó là thi công lớp lót đồng thời cùng lúc với thi công lớp vữa , xoa ép bề mặt bằng máy chuyên dụng sau cùng là phủ lớp epoxy lên bề mặt.
Đây là hệ sàn có độ chống mài mòn cao, kháng hoá chất, độ bám cao, chống va đập,  thời gian sử dụng lâu dài. Nhược điểm của hệ sàn này là thời gian thi công dài, và giá thành cao.
Hệ sàn này thường được sử dụng trong ngành sản xuất, kho bãi có cường độ hoạt động cao, tải nặng

3. Sàn PU


Sàn PU là loại sàn thường được lựa chọn sử dụng trong sàn công nghiệp thực phẩm, kho lạnh dựa vào đặc tính chịu sốc nhiệt của PU.

2.1 Sàn PU tự san 

Quy trình thực hiện tương tự như sàn epoxy hệ tự san, tuy nhiên sàn PU sẽ có độ chịu nhiệt tốt hơn sàn epoxy. Sàn PU có đầy đủ các đặc tính của sàn epoxy như độ cứng, kháng hoá chất, dễ vệ sinh, tuy nhiên sàn PU  bề mặt có màu nhám, không bóng.

2.2 Sàn PU hệ vữa 

Tương tự như sàn epoxy hệ vữa, sàn PU hệ vữa cũng có 4 bước thực hiện : xử lý lớp bê tông, lớp lót cùng lúc với lớp vữa, và lớp sơn kháng hoá chất trên cùng.  

Tags:

Post A Comment

Residential Location: 2/14 Vo Truong Toan St, An Phu W, Dist.2, Hcm, VN.
Pham Van Tu - Managing Director