Thế nào là sàn Polyurethane
Sàn PU được biết đến với khả năng chống mài mòn, kháng hoá chất cao, thường được sử dụng ở những khu vực máy móc công nghiệp như nhà máy và nhà kho.
Các loại sàn Polyurethane/ PU hiện nay
Hiện nay có 3 loại sàn PU chủ yếu là loại sàn : sàn sơn phủ PU, sàn vữa PU, sàn PU tự san.
Sàn phủ PU
Là loại sàn sơn phủ PU trên bề mặt bê tông, vữa, hoặc các loại vật liệu khác. Độ dày thông thường của sàn phủ PU là 2mm. Sàn sơn phủ PU có độ chịu nhiệt tương đối, thường được dùng trong nhà máy sản xuất dược phẩm, chế biến thực phẩm….
Sàn vữa PU
Là loại sàn được gia cố thêm bởi lớp vữa tạo từ nhựa PU và các phụ gia khác. Thường được sử dụng khi sửa chữa những sàn nhà hư hỏng cũ do hoá chất, nứt do chênh lệch nhiệt độ, hoặc do va đập.
Sàn PU tự san phẳng
Sàn PU tự san phẳng đem lại một bề mặt hoàn thiện mờ nhẵn, độ dày lớp sơn dao động từ 2-4mm.
Ưu và nhược điểm của sàn polyurethane
Ưu điểm của sàn polyurethane / PU
-Chống tia UV , không ố vàng dưới tác động của tia cực tím, giữ được độ bóng dài lâu
-Chống chịu nhiệt tốt
-Dễ vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng
-Tạo ra một bề mặt sàn cứng, chống xước tốt
Nhược điểm của sàn polyurethane/ PU
-Giá thành cao so với những loại sơn sàn khác
-Thời gian thi công tương đối lâu hơn những loại sơn khác
-Mùi khá nồng khi thi công
Mỗi loại sàn đều có những đặc điểm của riêng của nó. Tại INFLOOR luôn cố gắng hỗ trợ khách hàng hiểu rõ những loại sàn phù hợp với nhu cầu nhà xưởng của đơn vị, từ đó đề ra những giải pháp tối ưu nhất cho dự án.
Post A Comment