Những bước cơ bản thi công sàn epoxy
Epoxy là một vật liệu cứng và có độ bền cao, cùng với khả năng chống chịu tốt ở những điều kiện khắc nghiệt nhất, ngoài ra màu sắc bắt mắt đa dạng, quy trình thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Bề mặt hoàn thiện bắt mắt của sàn epoxy đem lại không gian sáng mới đi kèm là những lợi ích thiết thực khác.
Tại sao chọn sàn epoxy
Sàn epoxy được ưa chuộng sử dụng vì nhiều lý do. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, sẽ ưu tiên lựa chọn những vật liệu epoxy tương ứng. Sàn epoxy là một hệ sàn liền mạch, kín, dễ dàng vệ sinh và có nhiều lợi ích đi kèm sau.
-Cứng và bền : sàn epoxy được xem là một hệ thống sàn cứng phù hợp trong nhiều loại môi trường khác nhau như môi trường có lượng lưu thông lớn và môi trường có nhiều máy móc công nghiệp nặng.
-Bề mặt hoàn thiện : bề mặt hoàn thiện của hệ thống sàn epoxy cũng là một điểm thu hút các chủ đầu tư, khi epoxy có thể làm nên một hệ sàn liền mạch dễ lau chùi không có nơi cho vi khuẩn xâm nhập tuy nhiên vẫn có thể biến hoá ở nhiều màu sắc trang trí khác nhau.
-Không bám bụi : sàn epoxy là một hệ sàn trơn bóng nhẵn, vì vậy có khả năng chống bám bụi cao
-Kháng hoá chất : sàn epoxy có khả năng kháng lại một số loại hoá chất thường gặp trong các nhà xưởng sản xuất hoá chất thực phẩm, đồ uống,…
-Chịu được nhiệt độ cao, chống thấm nước
-Chống trượt và chống va đập : hệ sàn epoxy phù hợp với môi trường công nghiệp, chịu được tải trọng cao
Ứng dụng của hệ sàn epoxy
Sàn epoxy cho khu vực thương mại
Ở những trung tâm, hiện nay xu hướng sử dụng bề mặt hoàn thiện sàn epoxy ngày càng tăng. Với việc có thể được sử dụng trên bất kì bề mặt nào từ bê tông, xi măng, gạch, hệ sàn epoxy được ưu tiên lựa chọn để xây mới những hạng mục công trình có những yêu cầu đặc biệt như chống thấm nước, chống ăn mòn, cần độ bám cao. Ngoài ra sàn epoxy còn được ưa thích vì tốc độ thi công nhanh, nghĩa là thời gian thi công, thời gian chờ hoàn thiện nhanh, vì vậy tiết kiệm được tối đa chi phí cho những khu vực thương mại cần xử lý nhanh công trình.
Sàn epoxy cho khu vực nhà xưởng, nhà kho , nhà máy
Sàn epoxy được sử dụng nhiều nhất trong môi trường công nghiệp, ở những nhà kho nhà xưởng, vì đặc thù sản xuất của đơn vị. Những sàn nhà máy tiếp xúc nhiều với những loại hoá chất công nghiệp hoặc hoá chất sản xuất luôn cần những loại sàn epoxy có thể giúp họ đảm bảo được độ vệ sinh, thời gian sử dụng lâu dài. Hoặc những nhà kho, kho lạnh, nơi tiếp xúc nhiều với những máy móc thiết bị công nghiệp nặng sẽ cần một bề mặt sàn cứng, chắc, để chịu được tải trọng cao trong quá trình vận hành.
Văn phòng
Sử dụng hệ sàn epoxy cho văn phòng đem lại một không gian làm việc độc đáo, thẩm mỹ cao, dễ lau chùi vệ sinh.
Garage xe, showroom xe
Với đặc thù của dòng phương tiện, loại hình kinh doanh, những đơn vị kinh doanh ô tô thường ưu tiên lựa chọn những hệ sàn có độ cứng bền cao để có khả năng chống chịu được va đập, và máy móc vận hành. Không những vậy, sàn epoxy có độ bám tốt, dễ vệ sinh lau chùi cũng là một trong những lý do hàng đầu để khách hàng ưu tiên sử dụng sàn epoxy cho cơ sở kinh doanh.
Cách thi công sàn epoxy
Để có được một bề mặt sàn epoxy hoàn thiện hoàn hảo, đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp , thì cần phải có một quy trình thi công chuẩn xác, sau đây là một vài bước thi công sàn epoxy cơ bản.
Bước 1 : Chuẩn bị bề mặt
Nhằm có một bề mắt nền thi công epoxy hoàn thiện, thì cần phải có quy trình chuẩn bị bề mặt nền chuẩn xác.
– Mài bê tông: quá trình này nhằm giúp làm tăng độ kết dính của lớp bê tông và lớp epoxy ( hoặc lớp vữa- ở hệ sàn vữa epoxy). Quá trình này còn làm sạch và định hình bề mặt nền, quá trình này hạn chế bụi ở mức tối đa vì được tiếp nối trực tiếp với máy hút bụi công nghiệp. Đồng thời khi phát hiện bất kì một vết nứt, lỗ hổng nào trên bề mặt sàn epoxy cần phải sửa chữa ngay bằng việc che phủ các vết nứt, hỗ hỏng, khuyết điểm trên bê tông.
Bước 2 : Thi công sàn epoxy
Tuỳ thuộc vào hệ sàn epoxy mà quy trình sẽ có những khác biệt cơ bản. Tuy nhiên quy trình có thể được liệt kê.
– Thi công lớp vữa epoxy ( ứng dụng sàn epoxy hệ vữa) : lớp vữa epoxy là một chất keo kết dính được làm từ chất kết dính, nhựa epoxy,dung môi, và một số phụ gia khác. Vữa epoxy giúp giữ vững lớp sơn epoxy trên bề mặt, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt vỡ sàn, đồng thời tăng độ cứng cho sàn epoxy. Bên cạnh đó, lớp vữa này còn giúp bảo vệ lớp bê tông bên dưới khỏi những tác hại xâm nhập của môi trường, từ đó tránh hỏng hóc xâm lấn đến bề mặt bê tông nền.
– Thi công lớp lót : đây là lớp lót đầu tiên trong quá trình thi công .Lớp lót này giúp tạo màu nền và giúp liên kết với sàn bê tông chắc chắn hơn.
– Thi công lớp lót 2: lớp này dày hơn lớp sơn lót và phù hợp với màu của thiết kế bề mặt hoàn thiện. Cần thêm lớp lót thứ 2 này để đảm bảo độ kết dính hơn cho sàn epoxy.
– Thi công hạt màu : nếu trong thiết kế của bề mặt hoàn thiện có sử dụng hạt màu, thì hạt màu sẽ được rải trong khi lớp lót epoxy thứ 2 còn ướt. Hạt màu này ngoài tác dụng tạo màu theo thiết kế cho sàn, còn giúp tăng lực kéo, và tăng độ bền cho sàn.
Bước 3 : Sơn lớp hoàn thiện
Khi lớp epoxy đã khô phủ nên lớp urethane trong suốt, bóng hoặc mờ để niêm phong lớp epoxy và hạt màu, tạo nên bề mặt dễ lau chùi. Lớp này cũng có công dụng kháng hoá chất nhất định.
Trên đây là những bước cơ bản để thi công hoàn thiện sàn epoxy, tuy nhiên để có được một hệ thống sàn bền vững, hiệu suất cao với chi phí tối ưu nhất, thì sàn vẫn cần được hoàn thiện với những nguyên vật liệu tốt nhất và được thi công bởi đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Hãy tìm hiểu những đơn vị thi công xử lý sàn chuyên nghiệp để có được kết quả tốt nhất.
Infloor – Đơn vị thi công hoàn thiện sàn epoxy
Infloor là đơn vị thi công độc quyền thương hiệu sàn Stonhard của Mỹ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công hoàn thiện sàn, Infloor sẽ đem lại những bề mặt sàn epoxy hiệu suất cao, chất lượng, tiết kiệm tối đa chi phí với thời gian sử dụng lâu dài nhất dành cho khách hàng. Nếu có thắc mắc về sàn epoxy , hãy liên hệ với Infloor để được tư vấn chi tiết.
Post A Comment